1. Bern – Thủ đô của Thụy Sĩ
Bern là thủ đô của Thụy Sĩ, và cũng là thủ phủ của bang cùng tên.
Là trung tâm của chính phủ, thành phố có trụ sở của các bộ liên bang và một số trụ sở của các cơ quan liên bang, bao gồm Ngân hàng quốc gia. Tại đây cũng có trụ sở của Univeral Postal Union, một trong những cơ quan đặc biệt của Liên Hợp Quốc. Thêm vào đó đây cũng là trung tâm của các dịch vụ công cộng, như Bưu chính Thụy Sĩ (bưu điện do nhà nước quản lý) và Đường sắt liên bang Thụy Sĩ. Thành phố có một sân bay nhỏ ở ngoại ô Belp. Mặc dù Zurich là đầu mối đường sắt chính của Thụy Sĩ, Bern có một dịch vụ đường sắt trực tiếp tới vài thành phố chính của Thụy Sĩ, cũng như tới các thành phố Châu Âu như Paris, Berlin, Barcelona và Milan.
- Bang: Bern
- Diện tích: 51.6 km2 (19.92 dặm vuông)
- Dân số(thành phố): 122,178 (2005)
- Dân số (toàn bộ): 349,096 (tháng 12.2000)
- Độ cao trên mực nước biển: 540 m (1772ft)
- Ngôn ngữ: Bern sử dụng tiếng Đức
2. Zurich
Zurich là thủ phủ của bang cùng tên. Bang nằm dọc theo sông Limmat từ nơi nó chảy ra khỏi hồ Zurich, và là thành phố lớn nhất Thụy Sĩ.
Thành phố là một trung tâm văn hóa, và trong các cuộc thăm dò quốc tế thường xuyên được bầu chọn là một trong những thành phố để sống được ưa chuộng nhất trên thế giới. Trong thế kỷ 19 và 20 thành phố đặc biệt hấp dẫn các nhà văn, họa sĩ và soạn nhạc lừng danh. Phố Bahnhofstrasse là một trong những con phố mua sắm chính của Thụy Sĩ.
Tờ Neue Zürcher Zeitung (“New Zurich Newspaper”) là tờ báo uy tín nhất Thụy Sĩ. Báo được phát hành lần đầu năm 1780, và là một trong những tờ báo bằng tiếng Đức lâu đời nhất còn tồn tại.
Thành phố cũng là nhà của Đại học Zurich và một trong hai Viện Công nghệ Liên bang nổi tiếng, Viện ETHZ. Từ năm 1975 đến 2002 riêng Viện ETHZ đã có 7 giải Nobel khoa học.
Sân bay lớn nhất của Thụy Sĩ nằm tại Kloten gần Zurich. Thành phố cũng là một đầu mối đường sắt quan trọng. Về vận tải công cộng, Zurich có mạng lưới giao thông công cộng được phục vụ tốt nhất trên thế giới.
- Bang: Zurich
- Diện tích: 99.88 km2 (38.56 dặm vuông)
- Dân số (thành phố): 347,517 (2005)
- Dân số (toàn bộ): 1,080,000 (điều tra dân số năm 2000)
- Độ cao trên mực nước biển: 408 m (1339 ft)
- Ngôn ngữ: Zurich sử dụng tiếng Đức
3. Basel
Basel, thủ phủ của bang Basel City, nằm ở phía tây bắc Thụy Sĩ, tại điểm nơi sông Rhineuốn cong về phía bắc. Thành phố có đường biên giới với cả Đức và Pháp và là một phần của vùng Upper Rhine Euroregion, bao gồm vùng viên giới của ba quốc gia.
Basel là trung tâm của ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm Thụy Sĩ. Các hãng dược phẩm nổi tiếng Novartis và Roche không chỉ có nguồn gốc tại Basel, mà còn có cả trụ sở chính và cơ sở sản xuất.
Sông Rhine chia thành phố thành hai phần. Nửa bên trái là Grossbasel (Greater Basel), và bên phải là Kleinbasel (Lesser Basel). Basel không chỉ là một đầu mối đường sắt quan trọng và là trung tâm phân phối hàng hóa của Đường sắt Liên bang Thụy Sĩ, mà còn có một sân bay, EuroAirport, chung với thành phố Mulhouse của Pháp và Freiburg của Đức. (Hầu hết sân bay được xây trên đất Pháp). Thụy Sĩ có bốn cảng sông Rhine cũng nằm trong hoặc gần Basel.
- Bang: Basel-City
- Diện tích: 37 km2 (14.29 dặm vuông)
- Dân số (thành phố): 163,930 (2005)
- Dân số (tổng hợp): 479,308 (điều tra dân số năm 2000)
- Độ cao trên mực nước biển: 244 m (800 ft)
- Ngôn ngữ: Basel sử dụng tiếng Đức
4. Geneva
Geneva là thủ phủ của bang cùng tên, và là thành phố lớn thứ hai của Thụy Sĩ. Thành phố nằm ở hướng tây nam, gần biên giới với Pháp, tại đầu phía tây của hồ Geneva, nơi sông Rhone chảy ra khỏi hồ.
Một số tổ chức quốc tế đặt trụ sở tại Geneva. Bao gồm trụ sở châu Âu của Liên hợp quốc, Ủy ban quốc tế của Hội Chữ thập đỏ (ICRC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Hội đồng cấp cao Liên hợp quốc về người tị nạn và CERN – Hội đồng Châu Âu về nghiên cứu hạt nhân.
Đây cũng là địa điểm của trụ sở Diễn dàn Kinh tế Thế giới (WEF)
Geneva cũng nổi tiếng về đồng hồ. Con dấu Geneva Seal, hay Poinçon de Genève, là một dấu xác nhận tiêu chuẩn chất lượng chỉ được dành cho những dòng sản phẩm đồng hồ sang trọng được lựa chọn tuân theo các tiêu chuẩn chặt chẽ. Hàng năm Gevena tổ chức một hội chợ đặc biệt, hội chợ quốc tế International Salon về sản xuất đồng hồ uy tín.
Geneva cũng được biết đến bởi triển lãm xe hơi, được tổ chức hàng năm vào tháng ba. Các hội chợ khác được tổ chức ở Geneva gồm có Hội chợ của những nhà sáng chế và Hội chợ sách.
Thành phố có sân bay lớn thứ hai của Thụy Sĩ, Cointrin. Sân bay kết nối trực tiếp vớiParis bằng đường sắt, và cả với Milan, qua thung lũng Rhone. Bên trong lãnh thổ Thụy Sĩ có các chuyến tàu trực tiếp từ Geneva tới hồ Constance ở phía đối diện của đất nước chạy qua Bern và Zurich.
Trong các cuộc khảo sát quốc tế xếp hạng chất lượng sống ở các thành phố trên thế giới,Geneva thường đứng gần đầu bảng xếp hạng.
- Bang: Geneva
- Diện tích: 158.60 km2 (61.24 dặm vuông)
- Dân số (thành phố): 178,722 (2005)
- Dân số (toàn bộ): 470,000 (điều tra dân số năm 2000)
- Độ cao trên mực nước biển: 375 m (1230 ft)
- Ngôn ngữ: tiếng Pháp
5. Lausanne
Lausanne, thủ phủ của bang Vaud, nằm bên hồ Geneva trong vùng nói tiếng Pháp của Thụy Sĩ.
Đây là thành phố lớn thứ năm của Thụy Sĩ, và là trung tâm quản trị và kinh tế chính tại phía tây đất nước sau Geneva.
Lausanne có trụ sở của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC). Một số các liên đoàn thể thao quốc tế cũng có trụ sở trong thành phố: bóng bàn, bóng chuyền, bóng chày, kiếm thuật, đấu vật, bơi, bắn cung, các môn thể thao trên không, và chèo thuyền.
Lausanne là nhà của một trong hai Viện Công nghệ Liên bang của Thụy Sĩ, Viện EPFL (Viện còn lại – ETHZ – nằm tại Zurich). Tại đây còn có trụ sở của Tòa án Tối cao Liên bang.
Lausanne là một đầu mối đường sắt quan trọng, nằm trên đường từ Bern tới Geneva. Thành phố được kết nối trực tiếp với Paris và cũng là cửa ngõ tới thung lũng Rhone.
- Bang: Vaud
- Diện tích: 41.37 km2 (15.97 dặm vuông)
- Dân số (thành phố): 117,388 (2005)
- Dân số (toàn bộ): 311,441 (điều tra dân số năm 2000)
- Độ cao trên mực nước biển: 375-900 m (1230 – 2950 ft)
- Ngôn ngữ: tiếng Pháp
6. Winterthur
Winterthur là thành phố lớn thứ hai trong bang Zurich. Thành phố nằm trên bờ sông Eulach, khoảng 28 km (17 dặm) phía đông bắc Zurich.
Winterthur nổi tiếng về ngành công nghiệp kỹ thuật – động cơ diesel, máy dệt, và đầu máy tàu hỏa.
Thành phố cũng nổi tiếng là một trung tâm văn hóa, và có nickname là “Thành phố của các Bảo tàng”. Trong thành phố có rất nhiều bảo tàng nghệ thuật – bao gồm một bảo tàng nhiếp ảnh – nhưng cũng là nhà của bảo tàng khoa học thực hành Technorama.
Thành phố nằm ở phía đông cách sân bay Kloten của Zurich 25 km (15,5 dặm), trên tuyến đường sắt nối Zurich và St. Gallen hay hồ Constance.
- Bang: Zurich
- Diện tích: 67.93km2 (26.23 dặm vuông)
- Dân số: 93,546 (2005)
- Độ cao trên mực nước biển: 439 m (1440 ft)
- Ngôn ngữ: tiếng Đức
7.St Gallen
St. Gallen là thủ phủ của bang cùng tên, nằm ở vùng đông bắc Thụy Sĩ. Thành phố nằm trong một thung lũng giữa hai dãy đồi, và có nickname là “thành phố một nghìn bậc” bởi vì có nhiều bậc được tạo nên trên các quả đồi.
Thành phố là trung tâm kinh tế của miền đông Thụy Sĩ. Ngành công nghiệp dệt trên nền vải lanh có từ thế kỷ 15. Thành phố trở nên nổi tiếng không chỉ bởi sản lượng lanh, mà còn bởi kỹ thuật thêu trang trí. Nhằm giữ vị trí đứng đầu, thành phố đã đóng một vai trò tiên phong trong việc cơ khí hóa ngành công nghiệp này. Thành phố đã trải qua vài đợt khủng hoảng trong ngành và ngày nay cả các sản phẩm dệt và máy móc thêu đều có tiếng tăm trên tầm quốc tế.
Thành phố là một đầu mối đường sắt cho miền đông Thụy Sĩ. Có một đường sắt xuyên suốt tới sân bay Zurich, Zurich, Bern, Geneva và sân bay Geneva. Thành phố cũng được nối bằng đường sắt với thung lũng Rhine, hồ Constance và miền trung Thụy Sĩ. Sân bay nhỏ của St. Gallen – Altenrhein trên biên giới với Áo chủ yếu bay tới Vienna, và cũng được sử dụng bởi dịch vụ vận chuyển tư nhân.
Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp của thành phố giờ đây hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Các ngành công nghiệp phi dịch vụ quan trọng là kỹ thuật, giấy và in, và dệt.
Trường đại học của thành phố, được thành lập năm 1898 như một “học viện thương mại” (Handelsakademie) chuyên về kinh doanh, kinh tế, luật và các ngành khoa học xã hội. Trường được xem như là một trong những trường đại học hàng đầu của Châu Âu về kinh tế.
Thành phố được nhận giải thưởng Wakker năm 1992. Giải thưởng hàng năm của Hội Di sản Thụy Sĩ (Schweizer Heimatschutz) dành tặng cho một hội đồng đã hòa hợp được những di sản lịch sử với nhu cầu cho sự phát triển hiện đại.
- Bang: St Gallen
- Diện tích: 39.41 km2 (15.22 dặm vuông)
- Dân số (thành phố): 70,316, (2005)
- Dân số (toàn bộ): 146,385 (điều tra dân số năm 2000)
- Độ cao trên mực nước biển: 675 (2,215 ft)
- Ngôn ngữ: St Gallen sử dụng tiếng Đức
8. Lucerne
Lucerne (tiếng Đức: Luzern) là thủ phủ của bang có cùng tên. Thành phố nằm ở đầu tây bắc của hồ Lucerne, nơi sông Reuss chảy ra khỏi hồ. Lucerne là trung tâm kinh tế và văn hóa của miền trung Thụy Sĩ.
Nền kinh tế của Lucerne dựa vào du lịch và thương mại. Thành phố cũng cung cấp các dịch vụ trong các lĩnh vực như vận tải, sức khỏe và tư vấn. Có bốn phẩy năm công việc trong khu vực dịch vụ tương ứng với một công việc trong công nghiệp hoặc nông nghiệp.
Lucerne có đường sắt kết nối trực tiếp tới hầu hết các thành phố Thụy Sĩ chính và tớiMilan. Thành phố không chỉ được phục vụ bởi Đường sắt Liên Bang Thụy Sĩ, mà còn bởi công ty đường sắt tư nhân Zentralbahn.
Thành phố có một trường đại học nhỏ, và sẽ được mở rộng trong vài năm tới. Khoa thần học của trường đặc biệt rất nổi tiếng.
- Bang: Lucerne
- Diện tích: 24.15 km2 (9.324 dặm vuông)
- Dân số (thành phố): 57,533 (2005)
- Dân số (toàn bộ): 196,550 (điều tra dân số năm 2000):
- Độ cao trên mực nước biển: 436 m (1430 ft)
- Ngôn ngữ: Lucerne sử dụng tiếng Đức
9. Lugano
Lugano là thành phố lớn nhất ở Ticino, khu vực nói tiếng Ý của Thụy Sĩ. Tuy nhiên, thành phố không phải là thủ phủ bang. (Thủ phủ là Bellinzona).
Thành phố nằm trên bờ hồ Lugano, và được bao quanh bởi các quả núi, bao gồm Monte Brè, Monte San Salvatore và Sighignola. Biên giới với nước Ý nằm cách khoảng 8 km (5 dặm) từ trung tâm thành phố – ngoại ô của Gandria, giờ chính thức là một phần của thành phố, kéo dài tới tận biên giới.
Năm 2003, Lugano hợp nhất với các ngoại ô của thành phố, tạo nên một thành phố Nuova Lugano được mở rộng hơn nhiều. Thành phố giờ đây là thành phố lớn thứ 8 của Thụy Sĩ về diện tích bề mặt; trước đây là thứ 61.
Nhờ có các quả núi bao quanh và hồ, và thực tế rằng vị trí ở phía nam dãy Alps giúp cho thành phố có một khí hậu ôn hòa hơn hầu hết các vùng khác của Thụy Sĩ. Lugano là một địa điểm nghỉ lễ được ưa chuộng, và du lịch là một nguồn thu nhập quan trọng của thành phố.
Thành phố là trung tâm tài chính lớn thứ ba của Thụy Sĩ. Tất cả các ngân hàng Thụy Sĩ chính, cũng như một số các ngân hàng quốc tế tư nhân có văn phòng ở đó. Thương mại cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thành phố.
Lugano là cơ sở chính của Đại học Università della Svizzera Italiana (trường Đại học vùng nói tiếng Ý của Thụy Sĩ), thành lập năm 1996, và có các mối liên kết gần gũi với các trường đại học miền Bắc nước Ý.
Thành phố có một sân bay nhỏ tại Agno, chủ yếu bay tới các sân bay Thụy Sĩ khác. Tuy nhiên, có một hệ thống dịch vụ vận chuyển bằng xe bus tư nhân nối thành phố với sân bay quốc tế Malpensa của Milan. Lugano nằm trên đường sắt nối miền bắc Thụy Sĩ với nước Ý qua Gotthard và có mối quan hệ thân thiết với các tỉnh của Ý bên kia biên giới.
- Bang: Ticino
- Diện tích: 30.2 km2 (11.66 dặm vuông)
- Dân số (thành phố): 49,223 (2005)
- Dân số (toàn bộ): 120,800 (điều tra dân số năm 2000)
- Độ cao trên mực nước biển: 273 m (896 ft)
- Ngôn ngữ: tiếng Ý
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC TOÀN CẦU XANH (BGC)
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Prima – Số 22 Mai Anh Tuấn, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0986231268 – 02436412999
Email: duhocblueglobal@gmail.com
Website: https://duhocbgc.com
Fanpage: https://www.facebook.com/DuhocBGC