Có không ít người nói rằng Đức là một quốc gia “kỳ lạ” bởi chính phủ nước này có chính sách miễn hoàn toàn học phí đại học cho sinh viên quốc tế. Nhưng không chỉ có thế, quốc gia này còn có rất nhiều nét độc đáo trong văn hóa giao tiếp. “Nhập gia tùy tục” – để có thể thích nghi và hòa nhập vào cuộc sống khi du học các ngành ở Đức, hãy cùng chúng tôi điểm qua 8 đặc trưng “nhìn là biết ngay người Đức” nhé.
1. Văn hóa chào hỏi – xưng hô
Trong giao tiếp hàng ngày khi người Đức gặp nhau thì người đến sau sẽ chào người đến trước; hoặc người nhìn thấy bạn bè, người thân quen của mình trước sẽ lên tiếng chào trước. Còn trong hợp tác kinh doanh thì người Đức sẽ chào theo sự quen biết và cấp bậc: Những người đã quen biết nhau sẽ chào trước, sau đó người cấp bậc thấp hơn sẽ giới thiệu những người đi cùng với mình, sau đó sẽ đến lượt giới thiệu của người có cấp bậc cao hơn. Khi mọi người đã biết tên và chức danh đầy đủ thì mới bắt tay nhau. Người Đức thường bắt tay khá nhanh gọn, nhẹ nhàng, khi bắt tay thì mắt nhìn thẳng đối phương.
Về cách xưng hô, người Đức cũng rất chú trọng và bất cứ ai đang có ý định đến quốc gia này du học hay làm việc cũng cần lưu ý nếu không muốn “thất lễ”: Nếu một người có hàm học vị từ Giáo sư – Tiến sĩ hay giữ các chức vụ cao thì sẽ được gọi cùng tên của mình. Ví dụ như: Tiến sĩ Zimmermann, Giáo sư Schmidt, Ngài Bộ trưởng Maas…
2. Văn hóa ứng xử của người Đức
Nếu như “Ladies First” được áp dụng rộng rãi tại Mỹ thì ở Đức, điều này chỉ được áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Còn trong quan hệ công việc, đối tác, kinh doanh thì người có cấp bậc thấp hơn thường sẽ “ưu tiên” cho người có cấp bậc cao hơn mình. Tại Đức, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một cô gái xinh đẹp mở cửa hay kéo ghế ngồi cho một quý ông, đây là điều rất đỗi bình thường.
Bên cạnh đó, người Đức khi làm quen thường chú ý nhấn mạnh những nét tương đồng giữa mình và người đối diện để tạo bầu không khí thân thiện. Tuy nhiên, chính trị và tôn giáo là hai chủ đề “cấm kỵ” trong các cuộc trò chuyện. Nếu có, bạn chỉ nên đưa ra những nhận xét mang tính tích cực, tuyệt đối không nên chỉ trích hay “lôi kéo” mọi người theo quan điểm của mình.
3. Lời khen
Người Đức không “kiệm” lời khen, tuy nhiên họ rất biết cách tiết chế để lời khen đó không quá… giả tạo hay thô thiển. Bên cạnh đó, họ cũng tối kỵ những lời khen hay bình luận về diện mạo, trang phục… Ở Đức, nếu muốn tán dương một ai đó thì chỉ nên đề cập tới thành tích, ưu điểm tính cách và tinh thần hợp tác của họ…
Bạn Hoàng Hà – điều dưỡng viên tại Viện dưỡng lão Diakonie, Đức chia sẻ: “Trong suốt gần 2 năm công tác, mình đã nhận được rất nhiều lời khen. Đôi khi chỉ là nhưng câu khen tặng khá đơn giản nhưng điều đó cũng khiến mình cảm thấy quên cả mệt nhọc và cảm thấy vui vẻ hơn trong công việc.”
4. Văn hóa dự tiệc của người Đức
Văn hóa dự tiệc của người Đức được xem là rất cầu kỳ chứ không xuề xòa như người Việt nói chung. Dưới đây là những lưu ý bạn bắt buộc phải nhớ khi được mời dự tiệc ở Đức:
- Người Đức đề cao tính đúng giờ, vì thế khi được mời dự tiệc, bạn nên đến đúng giờ hoặc sớm hơn một chút. Nếu có việc bất khả kháng, bạn nhất thiết phải gọi để thông báo và giải thích cặn kẽ lý do.
- Khi vào bàn tiệc, bạn không nên tùy tiện ngồi xuống bàn nếu chưa được mời, và khi ngồi cũng lưu ý chỉ được ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp, không tùy tiện thay đổi chỗ ngồi.
- Luôn đặt nĩa bên trái và dao bên phải.
- Không dùng bữa khi chủ tiệc chưa có lời mời. Riêng ở các buổi tiệc lớn, hãy đợi đến khi chủ tiệc đặt khăn ăn vào lòng rồi hãy làm theo.
- Tuyệt đối không đặt khuỷu tay lên bàn tiệc trong khi mọi người đang ăn uống.
- Hãy cố dùng hết số thức ăn trong đĩa của bạn, đừng bỏ dở vì ở Đức bạn cũng sẽ bị đánh giá là bất lịch sự hay kém tinh tế.
- Trong mọi bữa tiệc, hãy để chủ tiệc nâng ly trước.
- Khi dùng bữa xong, bữa hãy đặt nĩa và dao song song bên phải của đĩa ăn, nĩa đặt hơi chếch cao hơn dao 1 tý. Đây là dấu hiệu để người phục vụ biết rằng bạn đã dùng xong bữa.
- Sau bất cứ buổi tiệc nào, bạn đều nên gửi thư để bày tỏ lòng cảm ơn.
5. Cách ứng xử qua điện thoại
Ở Đức, người gọi điện thoại sẽ phải chào hỏi và xưng danh, giới thiệu về mình trước khi đi vào vấn đề chính. Người nhận điện thoại thì ít nhất nên xưng tên, không nên sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Zimmermann”. Một lưu ý quan trọng nữa là nếu bạn sử dụng điện thoại công cộng thì không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.
6. Trao danh thiếp
Người Đức cầu kỳ cả trong việc trao danh thiếp khi gặp gỡ đối tác hoặc trong các bữa tiệc. Thường thì khách mời sẽ là người trao danh thiếp đầu tiên. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Trong trường hợp chưa hoặc không rõ thứ tự cấp bậc thì sẽ trao cho người ở bên cạnh mình trước. Người nhận danh thiếp phải xem qua trước khi cất đi nếu không muốn bị cho là bất lịch sự.
7. Khu vực riêng tư
Người Đức sẽ rất khó chịu nếu ai đó “xâm phạm” khu vực riêng tư của họ nên bạn cần lưu ý điều này. Khi đứng trò chuyện với đồng nghiệp, đối tác, bạn nên đứng cách 1m nếu chỉ có 2 người, hoặc 1 – 2m nếu đứng thành nhóm. Khoảng cách khoảng 50 – 60cm chỉ dành cho bạn bè thân thiết.
8. Tính chính xác, đúng giờ
Như đã nói ở trên, người Đức cực kỳ xem trọng thời gian, và họ quan niệm người lịch sự không bao giờ để người khác phải chờ, kể cả những người có chức vụ cao cũng không ngoại lệ. Đây là nguyên tắc được áp dụng rộng rãi, từ các cuộc họp cho đến các buổi tiệc, các buổi tụ tập bạn bè.
Những nguyên tắc trong giao tiếp của người Đức thật sự rất thú vị, phải không? Nếu bạn hiện đang có ý định đến đây học tập và làm việc thì đừng quen tham khảo qua nhưng chính sách ưu đãi có một không hai dành riêng cho sinh viên quốc tế chỉ có ở Viện Intereducation:
- Miễn 100% học phí lên đến 1 tỷ đồng
- 100% có việc làm sau tốt nghiệp với mức lương cao
- Phúc lợi hấp dẫn, cơ hội định cư tại Đức và bảo lãnh gia đình,…
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC TOÀN CẦU XANH (BGC)
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Prima – Số 22 Mai Anh Tuấn, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0986231268 – 02436412999
Email: duhocblueglobal@gmail.com
Website: https://duhocbgc.com
Fanpage: https://www.facebook.com/DuhocBGC